Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012

Người phụ nữ có khả năng chữa bệnh bằng xoa bóp, bấm huyệt


“Ngày nào cũng xoa bóp, bấm huyệt mười mấy tiếng nhưng lạ kỳ là tôi luôn cảm thấy năng lượng trong người dồi dào. Nguồn động viên lớn nữa đối với tôi là người bệnh đều cảm thấy sức khỏe của họ ngày càng tốt hơn”, bà Phong nói.


Người phụ nữ có khả năng chữa bệnh bằng xoa bóp, bấm huyệt
Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình trao tặng bà Nguyễn Thị Phong (thứ 4 từ trái sang) giải thưởng Kova
  
Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở xã Đồng Lương, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ, tuổi thơ của bà Nguyễn Thị Phong gặp nhiều khốn khó khi mẹ mất sớm, một tay cha bà nuôi bốn người con, bà là con út. Từ nhỏ, sức khỏe của bà Phong đã rất yếu nên các anh chị rất thương và không để bà phải làm nhiều. Đến tuổi trưởng thành, như nhiều cô gái khác, bà lấy chồng, sinh con và tiếp tục làm ruộng để nuôi các con ăn học.

Cuộc đời bà bắt đầu thay đổi vào năm 2000 trong một lần bà xoa bóp xương ở lưng cho chồng. Lúc ấy, bà cảm thấy cơ thể mình rất nóng. Bà xoa bóp cho một lúc thì chồng bà cảm thấy hết đau nhức trên cơ thể. Nghe chồng nói hết đau, chính bà cũng hoài nghi về khả năng của mình nên xoa bóp thử cho một số người trong xã đang bị đau nhức xương khớp. Lạ thay, những người được bà xoa bóp đều cảm thấy đỡ đau nhức ngay từ lần xoa bóp đầu tiên.

Chủ Nhật, 23 tháng 12, 2012

Đời tôi bão lửa


Biết viết gì đây? Trên trang giấy trắng
Lòng buâng khuâng trăn trở suốt canh trường
Cả cuộc đời mang nặng nỗi yêu thương
Mới lên hai chưa hình dung dáng mẹ

Con gái út viếng cha


Kính tặng linh hồn cha Nguyễn Văn Chí
Từ trần cha đã ra đi
Lòng con đau xót nói gì cha ơi!
Mẹ con sớm đã thác rồi
Bỏ cha gà trống ở đời nuôi con

Quan họ Bắc Ninh


Vui sao quan họ Bắc Ninh
Là nền văn hoá văn minh trường tồn
Quai thao giải yếm rập rồn
Áo dài dây thắt vẫn còn ngàn xưa.

Quan họ Bắc Ninh


Vui sao quan họ Bắc Ninh
Là nền văn hoá văn minh trường tồn
Quai thao giải yếm rập rồn
Áo dài dây thắt vẫn còn ngàn xưa.

Tôi yêu Hà Nội


Tôi yêu Hà Nội đã từ lâu!
Nay được về thăm mãi khắc sâu
Văn Miếu bia son bao tiến sĩ
Danh nhân Đại Việt sử ghi đầu

Thăm quan cảnh đẹp Ba Vì


Ba Vì cảnh đẹp lắm thay
Đầm Long quanh cảnh đắm say tuyệt vời
Bể bơi xanh biếc mây trời
Rừng cây xanh lá gió ơi! Đượm lòng

Đón mừng đại lễ Thăng Long


Thăng Long Đại Việt ngàn năm
Mừng đón đại lễ ngàn năm huy hoàng
Cờ bay phấp phới hành lang
Xóm thôn đường phố rộn lòng vui chung

Bàn tay Bụt Phật


Tặng Nguyễn Hồng Phong
Bàn tay em, bàn tay của Bụt
Cứu bao người khỏi bệnh hiểm nguy
Tấm lòng em, tấm lòng của Phật
Thơm thảo dịu hiền nhân ái từ bi

Ơn thầy cô


Thầy cô như ánh sao trời
Sáng soi mỗi bước đường đời em đi
Mái đầu nghiêng xuống canh khuya
Mỗi sợi bạc, cũng bạc vì chúng em

Tạ ơn thầy


                                     Thân tặng Nguyễn Hồng Phong

Năm nay tôi đã bảy tư xuân
Bệnh tật yếu đau sức giảm dần
Bao năm xương khớp vôi đau nhức
Chạy chữa nhiều nơi rất khổ thân

Lời cảm tạ


Kính tặng bà Nguyễn Hồng Phong
Ơn người thầy thuốc dân gian
Chữa cho khỏi bệnh muôn vàn người dân
Tuy xa mà lại hoá gần
Quê tôi Phương Thịnh, Tam Nông, tinh nhà

Đôi tay kỳ diệu


Thân tặng Nguyễn Hồng Phong
Em dịu dàng như bao cô gái quê
Lộc trời cho em niềm đam mê
Cứu người thoát những con nguy hiểm
Từ tay thần chết…định mang đi

Ánh mắt


Bốn mắt nhìn nhau chẳng nói lên lời
Trao cái nhìn bằng nụ cười thầm kín
Trong khoé mắt ánh lên điều bịn rịn
Bẽn lẽn gọi thầm ai tiếng anh ơi!

Đường về quê bạn


Ninh Bình ơi! Sao mà đẹp thế
Lúa mượt đồng xen kẽ núi non
Hàng đường nhựa chạy dài thẳng tắp
Thay đường xưa, thay những lối mòn

Bình yên đất Việt


Bình yên cuộc sống hôm nay
Có công chiến sĩ bao ngày bao đêm
Giữ gìn hạnh phúc ấm êm
Công an anh dũng đi lên hàng đâu

Đêm thu ánh điện in hồ Thiền Quang


Đêm thu trời đã lặng yên
Tôi ngồi ngắm cảnh sao in mặt hồ
Ngồi cao tầng sáu trước hồ
Lòng rôi rạo rực bồi hồi con tim

Thứ Bảy, 22 tháng 12, 2012

Vĩnh biệt em


                                          
                                                       Kính tặng linh hồn em Trương Thị Thanh
                                             Sầm Sơn – Thanh Hoá
Nghe tin sét đánh ngang trời
Chị từ Hà Nội chạy vào viếng em
Em Thanh ơi biết không?
Sao cuộc đời ro rủi

Phú Thọ quê tôi



Tôi yêu phú thọ biết nhường nào?
Cuội nguồn đất Tổ - dáng thanh tao.
Các đấng vua Hùng xây dựng nước
Con cháu mai sau rất tự hào

Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2012

Người phụ nữ biết trân trọng trời phú cho nghề

Gặp chị, thật khó vì chị luôn bận công việc. Nhưng có lẽ cái duyên gặp gỡ cũng đến với chúng tôi. Chị là người phụ nữ của công việc. Dáng người khỏe khoắn, nụ cười tươi đôn hậu đã để lại trong tâm trí chúng tôi về nghị lực vươn lên trong cuộc sống và công việc thường ngày. Ngoài việc tình, việc nghĩa, giúp người bệnh chóng bình phục bằng phương pháp bấm huyệt, xoa bóp, chị còn là người phụ nữ yêu thơ. Những vần thơ chị làm giản dị, mộc mạc, tình tứ vừa để khuây khỏa vừa làm động lực để chị tiếp tục cống hiến công việc mà mình yêu thích mà trời phú cho chị đôi bàn tay và nguồn năng lượng phị thường. Người phụ nữ ấy là chị Nguyễn Thị Phong.

Gặp chị lần đầu tại trường quay S9 Đài truyền hình Việt Nam, tôi thấy được tình yêu của chị qua những vần thơ, chị yêu thơ để chị thêm yêu công việc mà trời đã phú cho mình. Hẹn gặp chị tại nhà riêng, mặc dù rất bận, song chị vẫn dành thời gian hiếm hoi của mình tiếp chuyện cùng chúng tôi. Tôi cúng tình cờ biết chị và chính sự tình cờ ấy đã đem tới cho tôi niềm tin về phụ nữ có nhiều khát vọng từ thời còn trẻ tuổi. Chị tâm sự: Mình sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở xã Đồng Lương, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. Tuổi thơ của chị Nguyễn Thị Phong cũng gặp nhiều khó khă, nỗi đau lớn nhất mà chị cáng đáng là mẹ mất sớm, một tay cha bà nuôi bốn người con. Thời ấy khó khăn vát vả lắm mà chị lại là con út trong gia đình. Suy nghĩ của chị ngày đó đã toát lên rằng mình phải cố gắng vượt lên mọi trở ngại để tiếp tục học tập, lao động và trở thành người có ích cho xã hội. Rồi thời gian trôi đi và chị trưởng thành như bao bạn bè cùng trang lứa. Và chính miền quê trung du này đã nuôi dưỡng tuổi thơ và là quãng thời gian nhiều kỷ niệm gắn với cuộc đời chị sau này.

Có lẽ cơ duyên đến với chị từ năm 2000, trong một lần chị xoa bóp xương ở lưng cho chồng. Lúc ấy, chị cảm thấy cơ thể mình rất nóng. Chị xoa bóp cho một lúc thì chồng cảm thấy hết đau nhức trên cơ thể. Nghe chồng nói hết đau, chính chị cũng hoài nghi về khả năng của mình nên xoa bóp thử cho một số người trong xã đang bị đau nhức xương khớp. Lạ thay, những người được chị xoa bóp đều cảm thấy đỡ đau nhức ngay từ lần xoa bóp đầu tiên. Chi xúc động nhớ về kỷ niệm đó “Khi chính những người được tôi xoa bóp nói đỡ đau thì tôi vẫn không tin mình làm được điều đó. Tôi chỉ thấy lạ là trong người mình đang tồn tại một dòng điện vô hình nên làm việc không thấy mệt”. Cũng từ đây chị đến với nghề này cho tới hôm nay và chủ yếu là chị làm việc nghĩa, việc thiện. Tiếng lành dần dần đồn xa, thông tin về việc chị Phong từ một người nông dân làm ruộng, không qua trường lớp nào mà lại có thể chữa khỏi nhiều bệnh chỉ nhờ phương pháp tự nhiên là xoa bóp, bấm huyệt lan tỏa đi nhiều nơi. Người bệnh tìm đến nhà chị ngày càng đông.

Song công việc của chị không được như mong muốn, thời điểm đó, chính quyền địa phương đã cử cán bộ đến nhà chị để tìm hiểu xem có sự việc thần thánh hóa cách chữa bệnh của chị để kiếm tiền hay không, nhưng tuyệt nhiên không thấy. Mà ngược lại, người bệnh đến nhà chị đều là những người hiểu biết, được gia đình chị tiếp đón ân cần và không thu tiền. Và chị tiếp tục công việc mà trời ban cho. Từ cách chữa bệnh giản đơn mà hiệu quả của chị, đã có nhiều người mắc bệnh nặng ở nhiều nơi được chữa khỏi. Đến nay cũng đã 12 năm có lẻ, đó là quãng thời gian chị Phong liên tục chữa trị cho người bệnh tại nhà riêng. Một ngày làm việc của chị thường bắt đầu từ 6h sáng và kết thúc khoảng 22h. Và ngày nào cũng xoa bóp, bấm huyệt mười mấy tiếng, nhưng lạ kỳ là trong tâm hồn và trong người chị cảm thấy năng lượng trong người dồi dào. Nguồn động viên lớn nữa đối với chị là người bệnh đều cảm thấy sức khỏe của họ ngày càng tốt hơn. Đấy chính là động lực để chị gắn bó với nghề này.

Sau nhiều năm chị Phong chữa bệnh kiểu “lang vườn” nhưng lại được người dân ở nhiều tỉnh, thành phố nhắc đến như một người có khả năng đặc biệt. Và kỷ niệm với nghề không bao giờ quen và nó là hành trang để chi cống hiến tới công việc. Đó là lần ông Trần Xuân Tư, Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học ứng dụng (Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam) đã thông qua chính quyền địa phương, trực tiếp tới nhà chị Phong làm “người bệnh”. Làm “người bệnh” của chị Phong nhiều lần, Viện trưởng Trần Xuân Tư cảm thấy phương pháp chữa bệnh của chị có chiều hướng tích cực nên ông đã mời hàng chục nhà khoa học có uy tín ở Hà Nội tìm hiểu và nghiên cứu nhận xét công việc chị làm. Từ những nhận xét, đánh giá về cách chữa bệnh của chị Nguyễn Thị Phong, các nhà khoa học đã báo cáo với Bộ Y tế để có thêm sự đánh giá khách quan.

Quả thật, một thời gian sau, chị Phong được mời về Hà Nội và được gửi tới “kiểm định” tại các cơ sở có uy tín về chữa bệnh bằng phương pháp xoa bóp, bấm huyệt. Sau đợt “kiểm định”, chị Phong đã được Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam cấp giấy chứng nhận chuyên môn Y học cổ truyền. Người bệnh tìm đến cơ sở chữa bệnh của chị Phong ngày càng đông. Và số người được bà Phong chưa khỏi bệnh cũng tăng dần. Ghi nhận những đóng góp của bà Phong trong việc chữa bệnh có hiệu quả bằng phương pháp xoa bóp, bấm huyệt, năm 2007, nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đã trao tặng chị Nguyễn Thị Phong “Giải thưởng Kova”, giải thưởng về tấm gương tiêu biểu trong đời sống xã hội. Điều quan trọng hơn cả là chị hết mình với người bệnh, giúp đỡ và tạo cho họ niềm tin trong cuộc sống. Với chị, tình yêu thương con người luôn đặt lên hàng đầu.

Hôm nay, nhiều người biết về chị không chỉ là bà lang mà họ còn biết về chị là một nhà thơ, chị thích làm thơ, những vần thơ mộc mạc lay động bạn đọc đã đem về cho chị những giải thưởng thơ. Chị tâm sự: Mình làm thơ để thêm yêu đời, yêu công việc. Thơ mình có lẽ không hay nhưng người đọc thích bởi sự chân phương giản dị và tứ thơ mình viết. Tôi cũng được chị tặng tôi tập thơ mà chị vừa in xong. Cầm cuốn thơ mà tôi thêm tin yêu về cách sống và hưởng thụ của chị. Với bài viết ngắn này, chúng tôi muốn khắc họa về người phụ nữ đang có những cống hiến cho ngành y và là người cảm nhận và yêu thơ như yêu chính con người chị. Chúc chị thành công và gắn bó với nghề trời ban tặng.

Việt Hùng